Kỹ thuật trồng dưa lưới bằng giá thể xơ dừa
Bước 1: Chuẩn bị giá thể xơ dừa
Xơ dừa trước khi dùng để trồng dưa lưới cần phải được xử lý kỹ. Điều này giúp cây có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Chất chát và nấm bệnh có trong xơ dừa có thể gây nghẹt rễ, thối hoặc vàng lá. Quy trình xử lý xơ dừa được làm như sau:
- Trộn đều với vôi bột trong nước theo tỷ lệ 10 kg vôi/100kg xơ dừa và ngâm 2-3 ngày.
- Xả hết nước vôi cho đến khi nước trong
- Hoà muối phốt phát KH2PO4 vào nước sạch, tỷ lệ 2kg/100kg xơ dừa rồi ngâm tiếp 3 ngày, để ráo là dùng được
Ngoài xơ dừa, bạn có thể dùng vỏ lạc thay thế hoặc dùng kết hợp cũng rất tốt. Vỏ lạc xay nhỏ kích thước khoảng 3-4mm là loại giá thể rất tốt để trồng dưa lưới thủy canh.
Tái sử dụng xơ dừa
Tái sử dụng xơ dừa giúp giảm chi phí đầu vào cho người trồng dưa. Sau vụ thu hoạch, bạn cần nhổ bỏ hoàn toàn gốc rễ của cây dưa cũ. Sau đó bạn tưới đẫm giá thể bằng nước vôi 3%, che đậy lại và ủ trong 10 ngày. Sau đó bạn rửa lại giá thể bằng nước sạch và tưới đẫm dung dịch trichoderma 3%, che đậy và ủ tiếp 5-7 ngày là có thể dùng được
Xơ dừa chuyên trồng dưa lưới là loại xơ đã được xử lý kỹ để bạn có thể sử dụng ngay. Do được xử lý ở quy mô lớn, chi phí sử dụng có thể rẻ hơn so với bạn tự thực hiện.
Bước 2: Chuẩn bị túi trồng
Bạn có thể trải xơ dừa theo luống hoặc tốt nhất là trồng trong túi PE chuyên dụng. Trồng riêng mỗi cây trong 1 túi có ưu điểm là hạn chế cỏ dại, tránh lây lan mầm bệnh, hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cây giúp cho quả thu hoạch đồng đều hơn.
Túi PE trồng dưa có 2 lớp với mặt trắng bên ngoài để hạn chế nhiệt và mặt đen bên trong tránh cho ánh sáng xuyên vào trong rễ.
Túi PE loại tốt có bề mặt trơn bóng, bấm móng tay vào thấy cứng. Xếp 2 túi lên nhau miết qua lại thấy độ ma sát thấp chứng tỏ đã được tráng phủ chống UV dùng sẽ rất bền.
Bước 3: Dinh dưỡng
Pha các loại phân bón trong bể chứa theo tỷ lệ khác nhau phù hợp với từng loại cây. Kỹ thuật trồng dưa thường cần ít nhất 3 bể chứa với thành phần có Phốt pho và thành phần có Canxi phải để riêng trong mỗi bể vì 2 loại này kết hợp với nhau sẽ gây kết tủa. Phân bón cho Dưa lưới sử dụng 13 loại hòa tan trong nước. Trong đó giai đoạn cây con tưới với tỉ lệ 800mg/L và cây ra hoa là 1200mg/L (Sử dụng bút đo EC). Mật độ trồng dưa lưới khoảng 2600 cây/1000m2.
Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây, đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển là K, N, P, S, Ca, Mg được chứa trong các bể chứa và dẫn tới túi trồng qua hệ thống tưới nhỏ giọt, được điều chỉnh theo đúng tỉ lệ phù hợp với từng giai đoạn của cây
Bước 4: Ươm cây con
Loại phù hợp và có thể tái sử dụng nhiều lần, bạn nên dùng loại khay xốp 84 lỗ là tốt nhất (Theo kinh nghiệm của những người trồng dưa). Giá thể ươm bạn nên dùng Mùn dừa loại mịn, có thể bổ thêm một ít phân bò hoai mục để tăng độ mùn giúp cây phát triển tốt thời gian đầu.
Hạt giống ngâm trong nước khoảng 5h theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh để loại bỏ mầm bệnh và giúp hạt no nước. Sau đó bỏ trong rổ phủ vải lên, để nơi thoáng mát 1 ngày rồi đem gieo vào khay xốp. Khi cây ra 1 lá thì chăm sóc bằng Growmore 30-10-10, nồng độ 1 g/1lít nước. Sau khoảng 10 ngày cây ra được 2 lá và có ngọn thứ 3 thì mang trồng ra túi giá thể.
Bước 5: Chăm sóc cây đậu quả.
Khi cây ra hoa cần tiến hành thụ phấn bằng tay hoặc ong mật sao cho tất cả các cây đều có quả đậu. Nên chọn quả có ngoại hình đẹp không lỗi, cách gốc khoảng 60-70cm.
Cây được 40-45 ngày nên cắt bớt lá ở gốc, cắt 4-5 lá từ dưới gốc lên vị trí có quả (Để lại nách lá có quả)
Chăm sóc dưa lưới đậu quả
Theo cơ sở dữ liệu sáng chế (SC) Wipsglobal, đăng ký SC liên quan đến dưa lưới đầu tiên vào năm 1935, đến năm 2013 có 332 SC liên quan đến kỹ thuật trồng trọt – thu hoạch – bảo quản dưa lưới, tập trung nhiều nhất là từ năm 2000 đến nay với 270 SC, chiếm 81% tổng lượng SC (BĐ1). Các nước có nhiều đăng ký SC liên quan đến dưa lưới là ba nước châu Á gồm Trung Quốc (CN) – chiếm tới 56% tổng lượng SC, kế đến là Hàn Quốc (KR), Nhật Bản (JP), rồi đến Mỹ (US) và Nga (RU) (BĐ2). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới chiếm 69% và liên quan đến thu hoạch và bảo quản chiếm 31% trên tổng lượng SC (BĐ3). Các SC liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới tăng mạnh theo thời gian thể hiện sức hút của dưa lưới đối với các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng. SC về các phương pháp thu hoạch, bảo quản có tăng giảm qua các thời kỳ, tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua, lượng SC thuộc lĩnh vực này tăng đột biến (BĐ4) cho thấy tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch dưa lưới để đáp ứng nhu cầu bảo quản, phân phối trên thị trường
Xem thêm