Xem giỏ hàng      0975.241188 - bấm để gọi

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cách chăm sóc cây để đạt được dinh dưỡng tốt nhất, thời điểm thu hoạch thích hợp. Cuối cùng là cách chế biến nó thành những loại đồ uống thơm ngon bổ dưỡng

Hướng dẫn trồng, chăm sóc cỏ lúa mì và chế biến thành phẩm

Hướng dẫn trồng, chăm sóc cỏ lúa mì và chế biến thành phẩm

Cỏ lúa mì (lúa mạch, cỏ mạch) được các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, y học công nhận là loại dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe con người (Theo Viện y tế Hippocrates Health Institute - Mỹ). 

Những tác dụng nổi bật có thể kể đến: Tăng sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh như: ung thư, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout, tim mạch, cao huyết áp. Do đó nó được khuyên nên trồng trong nhà và sử dụng như một thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe. (theo từ điển wikipedia)

Qua trải nghiệm và nhận ra sự kỳ diệu của nó đến cho sức khỏe con người. Chúng tôi viết bài này nhằm hướng dẫn bạn một cách dễ hiểu và đầy đủ nhất để đưa nguồn thực phẩm quý giá này đến bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một vài sản phẩm mà chúng tôi đánh giá là tốt. Một vài loại chúng tôi có cung cấp tại cửa hàng Trồng rau Đô Thị, các loại khác bạn cũng sẽ dễ dàng tìm mua trên các sàn thương mại điện tử hoặc các cửa hàng nông nghiệp. Máy ép cỏ lúa mì Lexen GP62 hoặc Lexen GP27 là những sản phẩm tốt giúp bạn thu được nhiều dưỡng chất từ mầm lúa mạch hơn

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu chính - HẠT CỎ LÚA MÌ

Với kiến thức hạn hẹp và còn nhiều tranh cãi, chúng tôi quan điểm rằng hạt lúa mì có hoặc không có biến đổi gen (Genetically Modified), hạt lúa mì là loại Organic - hoặc không đều có thể trồng và cho ra những thực phẩm dinh dưỡng cao.

Nếu điều kiện cho phép, hãy sử dụng hạt lúa mì của những công ty danh tiếng với nguồn Gen thuần khiết, quá trình chăm sóc hoàn toàn hữu cơ và không có chất bảo vệ thực vật. Những sản phẩm này cũng cho độ nảy mầm và phát triển đồng đều hơn rất nhiều. Vì vậy thành phẩm của bạn chắc chắn sẽ có giá trị vượt trội.

Khi không mua được những hạt cỏ mì loại tốt nhất, bạn nên chú ý nhiều đến tỷ lệ nảy mầm, loại những hạt hư hỏng. Những hạt này khi gieo trồng sẽ trở thành nguồn bệnh cho những cây trồng xung quanh. Bạn cũng nhớ ngâm rửa kỹ để loại bỏ các chất chống mốc (nếu có) do bên sản xuất cho vào.

Bước 2: Chuẩn bị công cụ để trồng.

Hạt cỏ lúa mì sinh trưởng tốt trên nền giá thể xơ dừa hoặc trấu. Bạn không nên sử dụng đất hoặc cát thành phẩm sẽ dễ bị nhiễm các loại chất bẩn, côn trùng và ô nhiễm.

Nếu sử dụng xơ dừa hãy dùng loại đã được ngâm ủ kỹ để tránh hiện tượng bị nghẹt rễ hay nấm mốc.

Bạn cũng có thể sử dụng 2-3 lớp giấy ăn trải xuống dưới nếu không mua được xơ dừa (giấy ăn cũng trồng tốt nhưng giá mua cao hơn và giữ ẩm kém hơn xơ dừa)

Khay trồng: Chúng tôi cho rằng bạn nên sử dụng khay 2 lớp chuyên dụng như bên dưới. Nó làm bằng  loại nhựa sạch, giá thành rẻ và có thể sử dụng lâu dài. Bạn cũng có thể sắm nguyên bộ kệ trồng rau mầm chuyên dụng như hình để bày nó trong bếp, phòng khách rất đẹp

Hãy chuẩn bị thêm một bình xịt phun sương để giữ độ ẩm cho cỏ lúa mì phát triển tốt nhất

 

Chậu trồng rau mầm

 

Kệ trồng rau mầm

 

Bước 3: Gieo trồng cỏ lúa mì

3.1. Ngâm ủ hạt giống

Rửa kỹ nhưng phải nhẹ nhàng để hạt được sạch. Loại bỏ các hạt chất lượng thấp, sau đó ngâm trong nước ấm 40 độ trong 6 tiếng với lượng nước phải hơn 2 lần lượng hạt. Điều này sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh và kích thích sự nảy mầm. Không nên ngâm quá 10 tiếng vì có thể làm hạt bị ngập úng giảm chất lượng.

3.2. Ủ hạt 

Đổ hạt đã ngâm vào một cái rổ và chờ ráo nước. Lấy một cái khăn ẩm phủ lên phía trên và cất vào chỗ tối, mát mẻ.

Mỗi ngày tưới đẫm nước 2-3 lần, Bạn có thể nhúng rổ vào một chậu nước lớn 1-2 phút cho hạt uống no nước (tương tự ủ giá đỗ). Khi hạt đã nảy mầm đồng đều thì mang đi gieo trồng.

3.3. Gieo hạt giống

Trải đều một lớp xơ dừa mỏng hoặc 2-3 lớp giấy ăn lên mặt khay trồng. Phun ẩm và ấn nhẹ để nền giá thể không bị xô lệch. Rải hạt thật đều và khít nhau, dùng bình phun đẫm nước và che một tấm bìa lên phía trên để giữ ẩm. Tấm bìa che tối cũng giúp mầm cây vươn lên nhanh hơn.

Thỉnh thoảng lật bìa lên kiểm nếu bị khô thì xịt thêm nước vào. Khi mầm mọc lên đều 1-2cm thì bỏ bìa đi và bắt đầu quá trình chăm sóc

 

4. Chăm sóc cây cỏ lúa mì

Để khay trồng nơi có ánh sáng để cây quang hợp. Mỗi ngày 2-3 lần dùng bình phun tưới ẩm. Lưu ý tưới đẫm nhưng không ngập nước tránh cho cây bị úng.

  • Nếu bạn dùng khay mầm chúng tôi đã giới thiệu ở trên, chỉ cần dỡ phần nắp phía trên và đổ nước vừa đủ vào bên dưới
  • Mặc dù có nhiều loại thuốc để chăm sóc cây mầm, chúng tôi thấy rằng bạn chỉ nên dùng nước sạch là đủ giúp cây phát triển tốt và yên tâm sử dụng.

 

Chăm sóc cỏ lúa mì

Khay trồng rau mầm chuyên dụng

5. Thu hoạch cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có thể thu hoạch từ 6-15 ngày

Dinh dưỡng tốt nhất trong khoảng 8-12 ngày

Khi thu hoạch cắt cách gốc 0.5-1cm

6. Làm nước ép cỏ lúa mì

Sau quá trình chăm sóc tốn nhiều thời gian và công sức. Khâu chế biến cũng cần được chú ý vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của ly nước ép.

Chỉ cần vài lưu ý nhỏ

  • Nên thu hoạch cỏ lúa mì sau khoảng 8-12 ngày tính từ ngày gieo trồng
  • Dùng máy ép chậm sẽ lấy được nước ép dinh dưỡng tươi ngon hơn.
  • Bạn nên ép ngay khi cây vừa được rửa sạch, lá còn đẫm nước

Có thể lấy máy xay sinh tố, xay nhuyễn cỏ lúa mì với lượng nước đủ dùng. Lọc qua một tấm vải và thưởng thức nó. Nhưng ly nước của bạn sẽ bị loãng và không được ngon so với dùng máy ép chậm

Cách làm nước ép cỏ lúa mì

Làm nước ép cỏ lúa mì

Làm phong phú thêm hương vị.

Bạn có thể ép chúng với các loại trái cây, củ cà rốt, củ cải, các loại rau xanh -> Đây là một số công thức chế biến nước ép cỏ lúa mì dành cho bạn

 

7. Lưu ý khi sử dụng nước ép cỏ lúa mì

7.1. Về lượng dùng

Mỗi người chỉ nên dùng 30-120ml nước ép nguyên chất

Khi mới sử dụng, bạn chỉ nên dùng dưới 30ml nước ép nguyên chất, có thể pha loãng thành 100ml nếu không quen dùng. Bởi vì việc nạp dinh dưỡng hàm lượng cao như cỏ lúa mì có thể gây sốc cho cơ thể

7.2. Kết hợp cùng thực phẩm khác.

Nước ép có vị ngọt đậm đặc trưng kết hợp mùi cỏ đặc trưng. Có người rất thích nhưng có người không quen. 

- Có thể kết hợp với dứa, chuối, dừa, táo, nho, củ dền, cà rốt, các loại rau bạc hà, cần tây...

7.3. Thực phẩm không nên kết hợp

Không nên dùng muối, chanh, cam sẽ làm mất enzym từ cỏ lúa mì

7.4. Cách uống - Thời gian uống

Nước ép mất chất rất nhanh, nên uống ngay sau khi ép

Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ

Nên uống khi bụng đói hoặc sau ăn ít nhất nửa tiếng

7.5. Cảm giác buồn nôn

Nếu uống nước ép cỏ lúa mì xong mà có cảm giác buồn nôn thì điều này cho thấy một dấu hiệu rõ ràng là cơ thể bạn có chứa nhiều độc tố. Bởi vì nếu bạn không có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên ăn những thực phẩm không tươi sạch, hít khói bụi, hút thuốc lá nhiều... thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố. Khi uống nước ép cỏ lúa mì, cơ thể nhận một số chất cần thiết, bắt đầu quá trình giải độc và thanh lọc, khiến người ta có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa ngay sau khi uống, hoặc sau vài giờ. Những chất độc này một phần bị tống vào bao tử, gây nôn mửa, một phần ra ngoài theo đường tiểu tiện. Cơ thể càng nhiều độc tố, nôn mửa càng nhanh. Ngoài ra buồn nôn còn do không quen mùi vị đặc trưng của lúa mì. Và nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe bản thân, hãy cố gắng kiên trì một thời gian để có thể thích ứng với nó

 

 


Địa chỉ cửa hàng: Kios 35, tòa nhà CT10C, KĐT Đại Thanh - Thanh Trì - Hà Nội. Tư vấn, wifi và đỗ xe miễn phíXem dẫn đường

Quý khách cần mua hàng? Có thể sử dụng nút đặt hàng trên website hoặc liên hệ trực tiếp (Bấm vào nút bên dưới)

 
Gửi giấy mời, báo giá đại lý, xin gửi vào email trongraudothi@gmail.com

 


Để cải thiện chất lượng bài viết, xin phản hồi cho chúng tôi biết bài này có thú vị hay hữu ích không?




 

TRONGRAUDOTHI.COM 2018 COPYRIGHT BY TRỒNG RAU ĐÔ THỊ - TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ DMCA.com Protection Status
?