Trồng rau mầm đúng cách để không bị ngộ độc
Trồng rau mầm đúng cách - Không lo bị ngộ độc
Rau mầm dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical, do các chất này cần thiết để cho cây mới nảy mầm có thể phát triển. Các chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm còn giúp làm chậm quá trình lão hoá
Mấy lưu ý sau đây giúp bạn thưởng thức món rau mầm ngon miệng, tốt cho sức khỏe và không bị nhiễm độc
1. Không phải mầm rau củ nào cũng ăn được:
- Không phải rau mầm nào cũng ăn được, nhiều loại mầm rau do đặc tính sinh học mà phát sinh chất độc để tự vệ, có thể kể đến như khoai tây, sắn, đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim, ... Do vậy, cũng như nấm, bạn chỉ nên ăn những loại đã chắc chắn là an toàn thôi nhé.
2. Đất trồng:
- Không được dùng đất ô nhiễm, đất Tribat giàu dinh dưỡng (có bổ sung phân bón), phân bón vô cơ
- Đối với giá đỗ, có thể dùng khăn sạch, máy trồng rau mầm, máy làm giá...
- Đất Tribat chuyên rau mầm (chỉ làm từ các chất hữu cơ như vỏ trấu, xơ dừa...) sẽ an toàn và giúp rau mầm phát triển tốt hơn.
3. Nấm mốc:
- Với các giá thể cũ, đất Tribat tái sử dụng... Cần phơi nắng để tiêu diệt nấm mốc, mầm bệnh và vi khuẩn từ các rễ còn để lại.
- Khăn bẩn làm giá đỗ cũng sẽ phát sinh vi khuẩn và nấm.
4. Nước:
- Chỉ tưới bằng nước sạch
- Nếu dùng máy trồng rau mầm, nhớ thay nước thường xuyên
5. Hạt giống:
- Ngâm rửa kỹ hạt giống đề phòng có hóa chất chống nấm của nhà sản xuất
- Không dùng hạt giống kém chất lượng, những hạt không nảy mầm sẽ thối rữa, làm bẩn nước và nhiễm bệnh lên những cây khác.
6. Sử dụng:
- Không sử dụng khi để quá 1 ngày sau khi thu hoạch
- Khi rửa nên nhẹ nhàng, tránh bị gãy giập sẽ làm rau bị thối
Xem thêm